Người kỹ sư thiết kế kết cấu bê tông dự ứng lực cần phải nắm được các kỹ thuật và công nghệ có liên quan đến dự ứng lực và phải quen thuộc với các thuật ngữ. Chương này sẽ giới thiệu một số thuật ngữ dự ứng lực, cung cấp tóm tắt các kỹ thuật cơ sở của dự ứng lực cũng như chi tiết về một số hệ thống dự ứng lực đang được sử dụng phổ biến.

Vn6

THUẬT NGỮ 2.1 2.1.1 Công nghệ Hiện nay, có hai công nghệ dự ứng lực đang được sử dụng rộng rãi để chế tạo kết cấu bê tông dự ứng lực là Dự ứng lực căng trước, trong đó, cốt dự ứng lực được căng kéo trên bệ trước khi đổ bê tông và.  Dự ứng lực căng sau, trong đó, cốt dự ứng lực được căng kéo trên cấu kiện bê tông sau khi bê tông tươi đã đạt đến cường độ cần thiết có thể chịu được dự ứng lực. 2.1.2 Dính bám Phụ thuộc vào sự dính bám giữa cốt dự ứng lực và bê tông, người ta phân biệt các dạng dự ứng lực:

Dự ứng lực có dính bám tức thời. Theo dạng này, cốt dự ứng lực có dính bám với bê tông ngay khi truyền dự ứng lực. Thông thường, đây là dạng dự ứng lực ứng với công nghệ căng trước.  Dự ứng lực có dính bám sau. Đây là dạng dự ứng lực ứng với công nghệ căng sau. Lực dính bám giữa cốt dự ứng lực và bê tông được tạo ra sau khi cốt dự ứng lực đã được neo và quá trình bơm vữa vào ống gen hoàn tất.

Dự ứng lực không có dính bám. Đây cũng là dạng dự ứng lực ứng với công nghệ căng sau, cốt dự ứng lực không có dính bám với bê tông xung quanh. Kết cấu dự ứng lực có dính bám sau cũng làm việc như kết cấu dự ứng lực không dính bám trong giai đoạn chưa bơm vữa. 2.1.3 Vị trí của cốt dự ứng lực Để chỉ vị trí của cốt dự ứng lực so với mặt cắt bê tông, người ta phân biệt  Dự ứng lực trong, theo đó, cốt dự ứng lực nằm trong mặt cắt bê tông và có thể có hoặc không có dính bám với bê tông xung quanh.  Dự ứng lực ngoài với cốt dự ứng lực nằm ngoài mặt cắt bê tông và không có dính bám với bê tông

Xem thêm:

Các bước đổ bê tông Cột, Dầm, Sàn khi xây nhà

Quy trình đổ Bê tông sàn

Tags: ,