Bạn cần tìm hiểu về tiêu chuẩn đá xây dựng hiện nay như thế nào, và bạn cần nắm những gì để không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Mời bạn cùng tham khảo những tiêu chuẩn đá xây dựng mới nhất được quy định trong TCVN 10321:2014
Tiêu chuẩn đá xây dựng TCVN 10321:2014
Vì sao cần có tiêu chuẩn đá xây dựng ?
Đá xây dựng có rất nhiều loại, mỗi loại có tính chất và đặc điểm khác nhau. Đặc biệt đối với mỗi hạng mục công trình lại yêu cầu những loại đá khác nhau với tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. Do đó cần có bộ tiêu chuẩn đá xây dựng cụ thể nhằm:
- Lựa chọn đúng loại đá phù hợp với mục đích công trình
- Đảm bảo chất lượng công trình
- Tiết kiệm chi phí thi công, tránh lãng phí
- Tiết kiệm thời gian thi công
Yêu cầu thanh phần kỹ thuật đá xây dựng
Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản | Tiêu chuẩn cơ bản | Chú thích cần lưu ý |
Số lượng hạt đập vỡ | Số lượng hạt đập vỡ chiến tối thiểu 80% trên tô | Hạt đập vỡ có bề mặt vỡ lớn hơn một nửa tổng diện tích bề mặt |
Độ lớn của hạt |
|
Các cỡ hạt phân thành nhiều loại khác nhau |
Chỉ tiêu độ bền của hạt |
|
|
Hàm lượng hạt thoi dẹt | Tối đa 35% | Hạt thoi dẹt phải là hạt có chiều rộng hoặc chiều dày nhỏ hơn hay bằng 1/3 chiều dài. |
Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hóa | Tối đa 10% khối lượng | |
Hàm lượng tạp chất | sulfat và sulfit tối đa 1% | |
Hàm lượng silic oxit vô định hình | Tối đa 50 miligam/1000ml NaOH | Chỉ dùng trong kết cấu bê tông nặng |
Hàm lượng sét bụi | Quy định tại bảng 1 | Cục sét không quá 0.25%. Không lẫn tạp chất bẩn khác như gỗ mục, lá cây, rác rưởi…lẫn vào. |
Yêu cầu độ nén đập trong xi lanh
Mác của đá dăm | Độ nén đập ở trạng thái bão hoà nước, % | ||
Đá trầm tích | Đá phún xuất xâm nhập và đá biến chất | Đá phún xuất phun trào | |
1400 | – | Đến 12 | Đến 9 |
1200 | Đếm 11 | ” 12 ” 16 | ” 9 ” 11 |
1000 | ”11 ” 13 | ” 16 ” 20 | ” 11 ” 13 |
800 | ”13 ” 15 | ” 20 ” 25 | ” 13 ” 15 |
600 | ”15 ” 20 | ” 25 ” 34 | ” 15 ” 20 |
400 | ”20 ” 28 | – | – |
300 | ”28 ” 38 | – | – |
200 | ”32 ” 54 | – | – |
Yêu cầu về độ mài mòn của đá dăm và sỏi đá
Mác của đá dăm, sỏi và sỏi dăm | Độ mài mòn, % | ||
Đá trầm tích cacbonat | Đá phún xuất biến chất và các đá trầm tích khác | Sỏi sỏi dăm | |
Mn – và | Đến 30 | Đến 25 | Đến 20 |
Mn – II | Lớn hơn 30 đến 40 | Lớn hơn 25 đến 35 | Lớn hơn 20 đến 30 |
Mn – III | ” 40 ” 50 | ” 35 ” 45 | ” 30 ” 45 |
Mn – IV | ” 50 ” 60 | ” 45 ” 55 | ” 45 ” 55 |
Yêu cầu độ chống va đập của đá xây dựng
Mác đá dăm, sỏi và đá dăm | Độ chống va đập trên máy thử va đập ” II.M “ |
Vd 40 | Từ 40 đến 49 |
Vd 50 | Từ 49 đến 74 |
Vd 75 | Từ 75 và cao hơn |
Bảng 1: Hàm lượng hạt sét, bùn, bụi trong đá
Loại cốt liệu | Hàm lượng sét, bùn, bụi cho phép không lớn hơn, % khối lượng | |
Đối với bê tông mác dưới 300 | Đối với bê tông mác 300 và cao hơn | |
Đá dăm từ đá phún xuất và đá biến chất | 8 | 10 |
Đá dăm từ đá trầm tích | 12 | 14 |
Quy tắc nghiệm thu
- Phải tiến hành kiểm tra chất lượng theo lô, số lượng của mỗi lô cần nghiệm thu là 300 tấn cho một cơ hạt quy định.
- Tiến hành lấy mẫu nghiệm thu theo TCVN 1772:1987, kiểm tra các chỉ tiêu wor mục 1.2, 1.10, 1.11, 1.14 trong tiêu chuẩn này đối với đá xây dựng.
- Chỉ chấp nhận những lô khi nghiệm thu có kết quả phù hợp với mức tiêu chuẩn chất lượng đã áp dụng.
- Ngoài ra các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của khách hàng vẫn có thể được chấp nhận
Phương pháp xác định độ ẩm, độ hút nước của đá
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định độ ẩm và độ hút nước của các loại đá trong phòng thí nghiệm, dùng cho xây dựng.
Cách xác định độ ẩm tự nhiên của đá
Bước 1: Chuẩn bị mẫu
- Mẫu đá là mẫu đá nguyên khai ở dạng đá nguyên trạng được bao bọc kỹ lưỡng bên ngoài;
- Sau khi mang mẫu về phòng thí nghiệm cần ghi các mô tả khái quát ở bên ngoài thẻ mẫu như: loại đá, màu sắc, kiến trúc, cấu tạo, trạng thái;
- Tiến hành dùng búa chẻ mẫu thành từng mẫu đá nhỏ có khối lượng từ 200-300g, chọn từ đây ra 3 đến 5 viên có khối lượng 600g đến 1000g;
- Tiếp tục dùng bàn chải để chà sạch các mạt đá bán trên bề mặt, cho vào hộp và đậy kín.
Bước 2: Tiến hành đo độ ẩm tự nhiên
- Dùng khăn sạch lau khô mặt ngoài của hộp, cân khối lượng cả hộp có chứa mẫu thử ban đầu;
- Đem mẫu thử đi sấy khô ở nhiệt độ 110 ± 5 độ C, sấy trong khoảng 24 h;
- Tiếp tục lấy mẫu đã sấy khô đặt vào bình hút ẩm, đậy kín nắp bình để làm nguội mẫu sao cho nhiệt độ mẫu bằng nhiệt độ trong phòng.
- Sau khi hút ẩm, đem hộp mẫu thử đi lau khô bề mặt bên ngoài vỏ hộp, tiến hành cân cả hợp để xác định khối lượng tổng thể, cần cân chính xác đến 0,1g
- Lưu ý, ban đầu cân mẫu thử bằng cân nào thì sau đó cũng dùng cân đó để cân mẫu thử sau khi hút ẩm.
Bước 3: Biểu thị kết quả
Độ ẩm tự nhiên được xác định bởi công thức sau:
Trong đó:
- g1 là khối lượng hộp và mẫu đá ban đầu (gam);
- g2 là khối lượng hộp và mẫu đá đã sấy khô (gam);
- g0 là khối lượng hộp đựng bao gồm cả nắp (gam);
Bước 4: Báo cáo thử nghiệm
Bảng báo cáo cần ghi rõ các thông số g1, g2, g0 và Wtn, bao gồm:
- Tên hạng mục mà công trình cần thi công;
- Số hiệu loại mẫu đá và vị trí đã lấy mẫu, số hiệu tại phòng thí nghiệm;
- Mô tả tóm tắt về: loại đá, kiến trúc và cấu tạo của đá;
- Khối lượng ban đầu của mẫu thử, g;
- Khối lượng sau sấy khô của mẫu thử, g;
- Độ ẩm tự nhiên của đá, Wtn (% khối lượng).
Tiêu chuẩn đá xây dựng mới nhất
Tiêu chuẩn đá xây dựng này áp dụng cho các loại đá như: đá 0x4, đá 1×2, đá mi, đá hộc, đá chẻ, …
Tiêu chuẩn đá 0x4
- Đá 0x4: có các hạt đập vỡ với số lượng không nhỏ hơn 80% theo khối lượng.
- cỡ hạt từ 0 đến 40 mm
- Yêu cầu độ nén đập trong xi lanh (105 N/m2) phải cao hơn mác bê tông, cụ thể:
- Bê tông mác < 300: độ nén không dưới 1,5 lần;
- bê tông mác > 300: độ nén không dưới 2 lần;
- Đá dăm 0x4 từ đá phún xuất trong mọi trường hợp phải có mác không nhỏ hơn 800.
- Đá 0x4 từ đá biến chất: không nhỏ hơn 600.
- Đá 0x4 từ đá trầm tích: không nhỏ hơn 100.
- Hàm lượng hạt thoi dẹt: < 35% theo khối lượng.
- Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hoá: < 10% theo khối lượng.
- Hàm lượng tạp chất sulfat và sulfit (tính theo SO3): < 1% theo khối lượng.
Tiêu chuẩn đá xây dựng 1×2
iêu chuẩn đá 1×2 là tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cốt liệu nhỏ (cát tự nhiên) và cốt liệu lớn (đá, sỏi) do nhà nước quy định theo tiêu chuẩn TCVN 7557 2006, là loại có cấu trúc đặc chắc dùng để chế tạo bê tông và vữa xi măng thông thường
Đá 1×2 làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá nguyên khai, mác xác định thông qua giá trị: Độ nén dập trong xi lanh:
- Lớn hơn 2 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc phun xuất, biến chất
- Lớn hơn 1,5 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc trầm tích.
Tiêu chuẩn đá mi
- Đá mi bụi
- có kích thước nhỏ hơn 5mm.
- Khi sàn với mức độ lọt sàng nhỏ nhất, sẽ cho ra sản phẩm đá mi bụi mịn, bóng, đẹp.
- Đá mi sàng
- Có kích cỡ khoảng từ 3mm đến 14mm
Tiêu chuẩn đá hộc
Tiêu chuẩn đá hộc dùng với vữa xây tường hoặc xây khan cần đáp ứng yêu cầu sau:
- Có kích thước tối thiểu: dày 10 cm, dài 25 cm;
- Chiều rộng tối thiểu bằng hai lần chiều dày.
- Mức độ lồi lõm của mặt đá không quá 3 cm;
- Đá dùng để xây mặt ngoài phải có chiều dài ít nhất 30 cm;
- Diện tích mặt phô ra phải ít nhất bằng 300 cm2
- Đá hộc dùng để lát phải có chiều dài hoặc chiều rộng bằng chiều dày thiết kế của lớp đá lát
Bí quyết chọn đá xây dựng đảm bảo chất lượng
Chọn đá dựa trên tiêu chuẩn thành phần hạt
- Thành phần bụi, sét, bùn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng vữa hoặc bê tông. Chỉ được sử dụng những loại đá xây dựng sạch chứa ít tạp chất;
- Cần loại bỏ tạp chất bằng cách sàng hoặc rửa trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo đá phát huy tối đa công dụng;
- Phải đảm bảo đá chứa ít hạt thoi, dẹt, tỷ lệ không được vượt quá 15% tổng khối lượng;
- Độ hút nước tối đa 10% áp dụng cho đá thi công đổ bê tông thường, tối đa 5% áp dụng cho đá thi công bê tông thủy công, tối đa 3% áp dụng cho đá thi công bê tông cốt thép.
Dựa trên công dụng của đá để chọn lựa
Tùy vào từng công dụng và loại công trình mà ta sử dụng các loại đá phù hợp, ví dụ như:
- Đá 1×2: loại đá xây dựng được sử dụng trong hỗn hợp cấp phối bê tông
- Đá 2×4: loại đá xây dựng dùng để đổ sàn bê tông, nền mặt đường, khu vực cầu cảng,…
- Đá 2×6: loại đá xây dựng dùng làm lớp bê tông lót. Giúp chống mất nước xi măng của lớp bê tông trên, chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tông móng.
- Đá mi sàng: Dùng để làm làm tấm đan bê tông, gạch block, gạch táp lô, nền nhà, làm tấm đan bê tông, rải nền đường, san lấp mặt bằng các công trình xây dựng.
- Đá mi bụi: Được sử dụng để rải nền đường, làm tấm đan bê tông, san lấp các công trình xây dựng…
Như vậy, bài viết này chúng tôi đã cung cấp tất cả các thông tin về tiêu chuẩn đá xây dựng trong thi công xây dựng các công trình trên thực tế. Hy vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có được định hướng rõ ràng về tiêu chuẩn cũng như những yêu cầu về các loại đá xây dựng ngày nay.
🏗 CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ BÊ TÔNG VIỆT NHẬT
- Đ/C: Thôn Quế, Xã Hướng Đạo, Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc
- ⏰ Chuyên nghiệp, Tận tâm – Phục vụ 24/24
- Website: www.vietnhatvinhphuc.vn
- Hotline: 0941 536 889