Đổ bê tông thế nào cho tốt luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây chính là một trong những khâu quan trọng nhất góp phần tạo độ vững chắc cho công trình.
Tuy nhiên không phải lúc nào người thi công cũng đảm bảo đúng được quy trình và đúng quy thuật. Chính vì vậy mà trong bài viết dưới đây Bê tông Việt Nhật xin chia sẻ với bạn các lỗi thường gặp khi đổ bê tông để các bạn có thể có biện pháp khắc phục các hiện tượng này.
Một số lỗi hay gặp khi đổ bê tông
Có rất nhiều lỗi trong khi đổ ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Dưới đây chỉ là một số lỗi cơ bản mà chúng tôi muốn đến cập đến
Nguyên nhân
– Do cốt liệu không đạt chất lượng như yêu cầu
– Do phân bố không đều
– Do không đa dạng kích thước đá
Khắc phục
Chọn lựa kỹ các cốt liệu
Chọn các cốt liệu đảm bảo chất lượng
Nên chọn đá với đa dạng kích thước như tiêu chuẩn xây dựng đã đưa ra
Bê tông phân tầng gây nứt và giảm độ bền công trình:
Do chúng ta để hỗn hợp quá lâu.
Quá thời gian quy định mà vẫn tiến hành thi công đổ.
Ngoài ra cho khi thi công các bạn đầm dùi quá lâu hoặc có thể do khoảng cách rơi của hỗn hợp bê tông tươi xuống cấu kiện quá cao, cao hơn 1,5m.
Hiện tượng này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình.
Sử dụng bê tông thương phẩm đảm bảo chất lượng
Phải đổ hỗn hợp trong thời gian quy định.
Cần tiến hành đầm và thi công đúng phương pháp
Đảm bảo khoảng cách rơi của bê tông dưới 1,5m.
Trong quá trình thi công không nên thêm nước để dễ thi công
Bạn cũng nên chọn bê tông có độ sụt phù hợp.
Bê tông tách nước quá mức:
Cũng là một dạng của sự phân tầng gây bụi bề mặt, giảm liên kết giữa bê tông và cốt thép ảnh hưởng cường độ :
Do bê tông dư nước
Sử dụng phụ gia không đúng không đảm bảo chất lượng
Bạn cần kiểm soát cấp phối cho hợp lý
Đảm bảo cấp phối đúng tiêu chuẩn đã quy định
Không được tự ý cho thêm nước khi thấy hỗn hợp khô hoặc để dễ thi công.
Bê tông bị rỗ:
Hiện tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình
Do trong quá trình thi công các bạn đầm lèn không kỹ hoặc do cốp pha bị hở, rò rỉ vữa.
Thứ hai là do thiết kế cấp phối không chuẩn dẫn đến bê tông bị khô.
Các bạn chỉ cần lưu ý khi thiết kế cấp phối cần tiến hành đúng kỹ thuật.
Kiểm tra cốp pha chặt khít, chắc chắn trước khi tiến hành đổ.
Một lưu ý nữa là các bạn cần tiến hành đầm lèn đúng kỹ thuật.
Mặt bê tông bị bụi trắng:
Bạn tiến hành cấp phối sai, thừa nước.
Do bạn sử dụng cát mịn có tạp chất cao.
Cũng có thể do bạn sơ ý cho thêm nước trong lúc thi công và làm mật.
Ngoài ra còn do bạn không bảo dưỡng bề mặt đúng cách sau khi thi công.
Các bạn cần đảm bảo cấp phối đúng kỹ thuật
Sử dụng cát sạch, hạt to theo tiêu chuẩn.
Không thêm nước trong lúc thi công.
Bạn cần bảo dưỡng bề mặt đúng theo quy định và đảm bảo đầm lèn đúng kỹ thuật.
Bê tông bị nứt :
Do chúng bị mất độ ẩm, co giãn theo nhiệt độ.
Do chúng bị thay đổi thể tích do các phản ứng hóa học.
Do chịu một ngoại lực nào đó tác động lên.
Đây là điều mà không ai mong muốn tuy nhiên có thể hạn chế tối đa hiện tượng này còn loại bỏ 100% thì không thể làm được.
Hiện tượng
Thông thường thì các bạn có thể thấy một số dạng nứt cơ bản trước khi ninh kết như
Nứt do co ngót dẻo
Nứt do bê tông sa lắng
Nứt do phản ứng hóa học
Sau khi ninh kết như:
Nứt rạn bề mặt
Nứt do co ngót khô
Nứt do nhiệt độ thay đổi
Nứt do phản ứng hóa học
Nứt do ngoại lực tác động
Vì sao cần khắc phục các lỗi thường gặp khi đổ bê tông
Chúng ta đều biết rằng xuất hiện các lỗi dù lỗi nhỏ hay lỗi lớn đều ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt đây lại là kết cấu xây dựng. Độ bền chắc của kết cấu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, đến độ an toàn cũng như đến tuổi thọ của công trình.
Nếu chúng ta có thể hạn chế tối đa các lỗi trên thì công trình xây dựng sẽ đảm bảo chất lượng. Có tuổi thọ sử dụng lâu hơn nhiều so với các công trình mà xuất hiện các lỗi trên.
Chất lượng công trình có liên quan mật thiết đến tính mạng của con người, chi phí sửa chữa phát sinh sau đó. Chính vì vậy mà chúng ta cần thi công đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đúng chất lượng.
Để làm được điều đó cần lựa chọn sử dụng bê tông thương phẩm của các đơn vị có uy tín.