Chống thấm sàn bê tông là việc ngăn chặn nước dạng lỏng xâm nhập hay lan tràn vào kết cấu bên trong. Việc ứng dụng tiêu chuẩn, sử dụng các vật liệu chống thấm bê tông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong quá trình cải tiến chất lượng xây dựng.

1. Tiêu chuẩn phân loại vật liệu chống thấm cho sàn bê tông

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 367:2006 – TCXDVN phân loại vật liệu chống chấm như sau.

1.1 Phân loại theo tiêu chuẩn nguồn gốc

Chất chống thấm hỗn hợp (hữu cơ + vô cơ): Có từ 2 thành phần trộn với nhau, phổ biến trong lĩnh vực xây dựng.

Chất chống thấm hữu cơ: Thường là dung dịch dạng bột hòa tan, lỏng. Có nguồn gốc từ polime và bitum nên khi khô sẽ tạo thành màng mỏng phủ trên bề mặt tường, chống xâm thực của nước. Vật liệu hữu cơ an toàn, thân thiện với môi trường. Một số nhãn hiệu chống thấm hữu cơ đó là Index, Rainkote, Radcon, Sankote, Sika…

Vật liệu chống thấm hữu cơ sika

Chất chống thấm vô cơ: Một số vật liệu như xi măng Saka cho chế tạo vữa không co ngót, chống nước, chống nứt tốt cho bê tông. Vật liệu chống thấm silicat phun thẳng vào bê tông tạo ra bề mặt chống thấm ngay trong mao mạch rỗng. Chất Intoc chống thấm tinh thể lỏng thẩm thấu, ăn sâu vào mao mạch bê tông để kháng nước. Sơn bảo vệ Si-Rex03 công nghệ cao không chỉ kháng nước, tự làm sạch mà còn kháng nấm mốc, làm bền màu. Hay vật liệu chống thấm ngược Penetron bít kín mao dẫn, chống lại các đường dẫn nở của bê tông.

1.2 Phân loại theo tiêu chuẩn trạng thái vật liệu

Vật liệu dạng lỏng:

  • Không có chất dung môi
  • Dung môi hữu cơ
  • Dung môi nước

Vật liệu dạng paste: Hỗn hợp đặc sệt (hồ – keo) như vữa/ sơn epoxy.

  • 1 thành phần
  • Nhiều thành phần (thường là vật liệu khô trộn với lỏng)

Vật liệu dạng rắn

  • Dạng thanh: Thường thấy đó là thanh trương nở (waterstop) hay thanh cản nước. Chúng có thành phần cấu tạo từ cao su, khi gặp nước sẽ trương nở. Vật liệu chống thấm bê tông này dùng trong thi công cổ ống hoặc mạch ngừng.
Băng chống thấm cổ ống
Băng chống thấm cổ ống
  • Dạng tấm trải: Được làm bằng bitum, gia cố thêm thủy tinh sợi, lớp khoáng đá/cát. Chất lượng của tấm trải gần như phụ thuộc vào bitum, nếu như bitum không tốt thì khi thi công làm bục màng, vật liệu chảy không đều, độ bám dính kém. Tiêu chuẩn chiều rộng của tấm trải là 1m. Tấm trải được đánh giá cao nhất có xuất xứ từ châu Âu/ hoặc sản phẩm đạt tiêu chuẩn châu Âu EU.
  • Dạng băng (waterbars): Tại các mạch ngừng của tầng hầm, đặt băng cản nước là yêu cầu bắt buộc. Băng chống thấm bê tông được làm từ nhựa PVC cao cấp, ngăn cản bất kỳ sự thẩm thấu nào, kể cả khi quá trình nứt vỡ mạch ngưng xảy ra.
  • Dạng hạt.

1.3 Phân loại theo nguyên lý chống thấm

  • Chống thấm toàn khối: Ngăn nước ngay từ bên trong, trộn cùng với vật liệu chống thấm để cả kết cấu bê tông kháng nước. Những khu vực xung yếu như nhà tắm, seno, hố thang máy, nhà vệ sinh thường áp dụng phương pháp này.
  • Chống thấm bề mặt: Các tấm trải bitum, sơn chống thấm giúp chuyển hướng hơi nước, nghĩa là bề mặt bê tông cách ly khỏi nguồn gây thấm. Tuy nhiên, nếu 2 vật liệu này bị rách, thủng thì bê tông cũng sẽ bị thấm.
  • Chống thấm lấp đầy, chèn: Các loại vật liệu dùng chống thấm khi được phun lên bề mặt bê tông thì sẽ thẩm thấu nhanh vào bên trong, làm đầy mạch mao dẫn giúp cho bê tông trở nên kháng nước. Tùy theo thành phần cấu tạo bê tông, lớp kháng nước thường dày 5-10mm.

2. Tiêu chuẩn trong chống thấm sàn bê tông

Dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam 5718:1993/TCVN yêu cầu chống thấm nước thi công mái, sàn bê tông cốt thép xây dựng.

2.1 Quy định chung

Một số định nghĩa cần hiểu

  • Sàn bê tông cốt thép: Sàn có lớp chống nóng, sàn không có lớp chống nóng, sàn làm mới, sàn cũ cần sửa chữa.
  • Sàn khu dùng nước: Sàn bê tông cốt thép ở khu vực dùng nước như khu giặt, khu vệ sinh, buồng tắm.
  • Bê tông chống thấm: Bê tông chống nước thấm vào bên trong.

Thành phần của bê tông chống thấm mác 200 (bảng)

Xi măng pooclăng PC30
Cát có M1 không nhỏ hơn 2mm
Cốt liệu Dmax không lớn hơn 2cm
Nước:
Độ sụt:
350kg
780kg hay 0,55m3
1100kg hay 0,80m3
190 – 200 lít
4 -5cm

Quy định

  • Các loại vật liệu sử dụng làm bê tông cần đạt tiêu chuẩn TCVN 1770:1986 và 1771:1986
  • Kết cấu bê tông yêu cầu chống thấm lẫn chịu lực thì cần làm mẫu kiểm tra cường độ trước khi thi công.
  • Bê tông chống thấm mái khi không có yêu cầu gì đặc biệt thì không nên dùng mác >200/
  • > 5cm là chiều dày bê tông chống thấm theo tiêu chuẩn. Riêng về cốt thép thì cứ đặt theo quy định.

2.2 Tiêu chuẩn chống thấm sàn bê tông với mái

  • Chọn thành phần bê tông theo bảng
  • Đầm lại bê tông sau 1,2 -2h vào mùa hè, 3-4h vào mùa đông. Nếu sử dụng máy thì dùng máy đầm mặt. Còn nếu thủ công thì dùng bàn xoa vỗ mạnh vào bề mặt của bê tông cho nổi nước rồi xoa đều lại. Lưu ý không dùng bàn xoa thép, chỉ dùng bàn xoa gỗ, đánh màu ngang sau khi đầm lại. Bảo dưỡng bê tông theo quy định TCVN 5592:1991.
Chống thấm sàn bê tông mái
Chống thấm sàn bê tông mái
  • Đặt khe co giãn nhiệt ẩm theo tiêu chuẩn khoảng cách như sau: Với mái thường không quá 6-9m; mái chống nóng không quá 18m. Các kết cấu bê tông cốt thép chịu tác động trực tiếp của mặt trời cũng được đặt khe co giãn nhiệt ẩm là 18m. Vị trí đặt là ngay trên đỉnh tường, dầm đỡ mạng sàn mái. Trường hợp giữa các tường, dầm ngắn hơn so với khoảng cách yêu cầu của khe co giãn thì đặt thêm thép chống nứt cho bê tông tại vị trí dầm, tường. Cần đặt xuyên suốt khe co giãn nhiệt ẩm khi sàn bê tông mái đổ tại chỗ.
  • 5cm là chiều cao tối thiểu của các gờ khe co giãn nhiệt ẩm.

Cách chống thấm sàn bê tông hiệu quả là dùng vật liệu hữu cơ, tránh dùng giấy cao su, giấy dầu.

Khi tiến hành sửa chữa mái bê tông đã bị thấm, cần chú ý: Tẩy sạch các lớp bong rộp, rêu mốc bề mặt > Cọ rửa thật sạch bê tông mái > Gắn lại các vết nước, rỗ bê tông > Đặt khe co giãn nhiệt ẩm > Dùng vữa polyme chống thấm, đồng thời chống nóng cho mái ? Kiểm tra định kỳ, vệ sinh sạch sẽ mái.

2.3 Tiêu chuẩn chống thấm sàn bê tông khu sùng nước

Chống thấm sàn làm mới

  • Thi công chống thấm sàn bê tông được thực hiện như khi sửa chữa mái bê tông chống thấm ở trên. Tạo hướng hơi dốc nước một chút khi triển khai.
  • Tạo lớp láng/lớp sơn chống thấm:
  • Dùng vữa polyme, xi măng cát mác 80 để láng vữa chống thấm.
  • Nếu dùng vữa xi măng cát: Dùng bàn xoa gỗ xoa phẳng, vỗ đều, bảo dưỡng trong 3 ngày, trải vữa theo như yêu cầu. Vữa polyme cần tuân theo chỉ dẫn của người chế tạo.
  • Sau khi đặt xong hệ thống đường điện nước, vệ sinh mới láng vữa chống thấm. Các lớp láng vén lên khỏi chân tường <20cm.
  • Thay thế lớp vữa láng bằng sơn chống thấm bê tông, nhưng không dùng đến giấy cách nước.
Chống thấm sàn bê tông nhà vệ sinh
Chống thấm sàn bê tông nhà vệ sinh

Chống thấm sàn làm cũ

  • Tẩy sạch lớp hư hỏng, bụi bẩn bên trong
  • Hàn lại những vết nứt/ rỗ của bê tông
  • Rửa sạch bề mặt của bê tông
  • Thực hiện tạo lớp chống thấm, lớp láng như làm sàn mới bên trên.

3. 3 Cách chống thấm sàn bê tông hiệu quả

3.1 Chống thấm sàn bằng Sikaproof Membrane

Chống thấm sàn bằng Sikaproof Membrane

Đây là vật liệu chống thấm dạng lỏng bitum polyme. Ngoài chống thấm sàn, Sikaproof Membrane còn thường dùng để chống thấm trần, tường, ban công, mái phẳng…một cách hiệu quả.

Vật liệu Sikaproof Membrane có giá thành hợp lý, dễ dàng thi công bằng bình phun, chổi. Quá trình khô cực nhanh tạo ra lớp màng phủ đều, lấp kín vết hở linh hoạt. Đặc biệt, thiết kế chất liệu không chứa dung môi, không làm dính tay, không có mùi.

3.2 Chống thấm sàn bằng màng chống thấm tự dính

Màng chống thấm tự dính
Màng chống thấm tự dính

Màng chống thấm phủ bởi lớp màng HDPE (hight density poli etilen) mỏng, dạng tấm. HDPE chịu nhiệt rất tốt, kể cả trong môi trường lỏng, dung dịch. Không bị kiềm, rỉ kể cả khi gặp mưa axit.

Sử dụng màng chống thấm tự dính giúp giải quyết triệt để vấn đề thấm dột. Bạn chỉ cần bóc lớp silicon bên ngoài, sau đó dán trực tiếp lên bề mặt bê tông. Vật liệu chống thấm này còn được áp dụng rộng rãi trong chống thấm hầm, cống, cầu đường. Chúng an toàn với sức khỏe, thân thiện cho môi trường, không kén vật liệu thi công, không chứa chất độc hại. Phương pháp chống thấm sàn bê tông bằng màng tự dính được nhiều hộ gia đình lựa chọn. Thế nhưng, đây không phải là giải pháp cho độ bền, tuổi thọ tốt nhất.

3.3 Chống thấm sàn bằng nhựa đường

Chống thấm sàn bằng nhựa đường
Chống thấm sàn bằng nhựa đường

Khi triển khai chống thấm bê tông bằng nhựa đường. Bạn cần đảm bảo làm sạch bề mặt bởi lớp lót Primer gốc nhựa đường (chúng khô ráo, không có bụi bẩn).

Khi thi công, tấm dán nhựa đường cần thẳng hàng, không bị cuốn nếp. Vạt bên liền kề được dán chồng lên nhau tầm 10cm, ván cuối dán chồng 15cm. Ở những vị trí giao với tường, cần dán lên tường 15cm.

Các điểm xung yếu như cổ ống thoát nước, khe lún, chân giường giao với sàn cần gia cố thê lớp primer gốc nhựa đường.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách chống thấm trần nhà mùa mưa nồm

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐỔ BÊ TÔNG NHÀ CAO TẦNG MỚI XÂY

Tags: ,