Khi sân thượng bị đọng nước lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng thấm ẩm, rò rỉ nước vào nhà. Sau đó, trần nhà sẽ xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng hoặc một số nơi đọng nước nhỏ giọt làm hỏng trần nhà gây mất thẩm mĩ và vệ sinh, vì vậy chúng ta cần có các phương án chống thấm cho trần nhà.

1: Nguyên nhân khiến trần nhà bị ngấm nước

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trần nhà ngấm nước gây ẩm mốc khó chịu. Có thể kể đến như

  •  Do vật liệu, chất liệu xây dựng không tốt dẫn tới khi mưa, sàn nhà dễ bị nứt gãy, rạn nứt chân chim. Sau một vài năm sử dụng trần nhà bê tông sẽ có hiện tượng nứt sàn mái bê tông do co ngót bê tông, do sự chênh lệch nhiệt độ nắng mưa đột ngột, mùa hè nở ra, mùa đông co lại hay còn gọi là hiện tượng “Sốc nhiệt của bê tông”.
  •  Do sự thay đổi trong cấu trúc của các vật liệu bao quanh sàn mái dẫn đến hiện tượng tách lớp gây thấm. Nứt trần nhà bê tông do kết cấu lún, thép đan sàn bê tông mái không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng.huong-dan-cach-chong-tham-tran-nha-mua-mua-nom-4
  • Nhà được chống thấm nhưng vẫn rò rì, rạn nứt bởi: chất chống thấm không tốt, không đạt đảm bảo chất lượng nên khi chịu tác động của thời tiết không có khả năng biến đổi trong môi trường.
  • Hệ thống thoát nước của sân thượng kém, bị đọng nước, thiết kế sân thượng không phù hợp cho việc sửa chữa. Đổ nối sàn bê tông mới vào sàn bê tông cũ, vị trí thấm là khe nối giữa sàn cũ và sàn mới (khe nối bê tông).

2: Một số phương pháp chống thấm cho trần nhà

Đối với trần nhà mới

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đừng để đến lúc trần nhà đã bị thấm dột rồi mới tìm các biện pháp xử lý chống thấm. Việc sửa chữa lúc này ít nhiều cũng sẽ gây tốn kém chi phí hơn và ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình. Bạn cần tìm đến các đơn vị thi công chống thấm, hoặc xử lý đồng thời các biện pháp chống thấm trong và ngay sau khi xây dựng hoàn thiện ngôi nhà để hạn chế tối đa các hiện tượng thấm, dột sau khi hoàn thiện ngôi nhà.

Tiến hành chống thấm trần cho công trình xây mới một cách kỹ lưỡng nhất ngay từ thời điểm ban đầu. Khi chúng ta đã có thể thi công bền vững thì không lo tường bị nứt hay thấm dột ngày mưa nữa.

Kinh nghiệm làm nhà giới thiệu đến bạn đọc 3 phương án chống thấm trần nhà phổ biến như sau:

Thứ nhất: Các chống thấm trần nhà bê tông bằng biện pháp thi công bằng Sikaproof Membrane

Sikaproof Membrane là vật liệu chống thấm dạng màng lỏng bitum polyme cải tiến gốc nước, một thành phần, thi công nguội. Sikaproof Membrane có tác dụng như lớp chống thấm bên dưới lòng đất cho các bề mặt bê tông và vữa trát, dùng để chống thấm sàn mái phẳng, ban công, tầng hầm, tường, v.v…

Sikaproof Membrane là vật liệu có thể dễ dàng mua và sử dụng trong quá trình chống thấm trần nhà bê tông. Vật liệu này có giá thành thấp với nhiều ưu điểm như dễ thi công bằng chổi hay bình phun hay khô nhanh tạo thành một lớp phủ bền và linh hoạt; kết dính tuyệt hảo và lấp kín các vết nứt. Thiết kế của vật liệu này dễ sử dụng trên các kết cấu cũ và mới cũng như không chứa dung môi; không mùi và không bị dính tay.

Thứ hai: Cách chống thấm trần nhà bê tông bằng cách thi công bằng màng chống thấm tự dính hay khò nóng

Một cách chống thấm trần nhà bê tông khác mà nhiều hộ gia đình sử dụng là việc thi công bằng màng chống thấm nguội hay khò nóng.

 

huong-dan-cach-chong-tham-tran-nha-mua-mua-nom-4

Xem thêm:

Làm sao để đổ bê tông tươi trời nắng không bị nứt

Bê tông Việt Nhật Vĩnh Phúc chất lượng cao

Tags: ,