Quy trình đổ bê tông móng tiêu chuẩn
Quá trình đổ
Ngay từ đầu bản vẽ cốt thép móng, lưới thép móng đã phải được đặt theo đúng phương. Khi thi công, người thợ thường đặt theo kinh nghiệm sẽ dẫn đến những sai lệch, bạn cần tránh cho điều này xảy ra.
Bê tông sẽ được chuyển đến vị trí đổ bằng bơm hoặc bằng xe vận chuyển chuyên dụng (xe cút kít). Tiêu chuẩn đổ bê tông móng lúc này là bề mặt đúng cao độ thiết kế nhẵn phẳng hoặc cần thiết tạo độ dốc cho bê tông.
Chú ý đến đầm dùi để bê tông được trộn đều trong kết cấu. Vì đầm dễ chảy nên khi trộn bê tông sẽ tương đối khô, bạn nên dùng cữ gỗ và đóng theo hình dạng của móng để khắc phục.
Nguyên tắc đổ bê tông móng là ở vị trí xa trước, gần sau. Để tránh gây sai lệch vị trí bạn không nên đứng trực tiếp trên thành cốp pha mà nên bắc sàn công tác ngang quá hố móng.
Một số lưu ý khi đổ móng
Không được để cho hố móng bị ngập nước khi đổ bê tông. Có nhiều trường hợp thợ thi công đổ bê tông trộn khô xuống dưới hố móng ngập đầy nước. Quy trình này thực sự ẩu khiến cho bê tông kém chất lượng, tính liên kết sụt giảm, nhất là khi móng lại cần mác bê tông cao. Tiêu chuẩn của xi măng là không ngập trong nước, trộn đầu hay bị trương nở, do đó nhắc nhở những người thợ của bạn rút hết nước ở trong hố móng, sau đó mới đổ bê tông trộn nước xuống hố nhé.
Quy trình đổ bê tông cột tiêu chuẩn
Quá trình đổ
Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ. 2m là chiều cao rơi tự do tối đa của bê tông.
Đưa đầm vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, sử dụng đầm dùi để đầm. Chiều sâu tiêu chuẩn cho mỗi lớp bê tông khi đầm dùi là từ 30-50cm, trong thời gian 20-40s. Đầm theo quy định để không làm sai lệch cốt thép.
Một số lưu ý khi đổ
Đặc điểm của cột là cấu kiện có phương thẳng đứng, với nhiệm vụ chịu nén giúp truyền tải trọng lực xuống móng cột. Thi công cột ở thời điểm thích hợp nhất là khi bê tông móng cột đã đông cứng.
Trước khi thực hiện đổ bê tông cột, cần vệ sinh sạch bê tông giữa cốt thép, bảo dưỡng bằng nước kỹ càng. Tiếp đó, dội xi măng pha nước loãng giúp cho 2 phần bê tông mới – cũ liên kết chặt chẽ với nhau.
Cột khi sát với tường của nhà bên cạnh, nếu như bạn chèn tấm cốp pha vào giữa khe cột và tường nhà bên thì khả năng sau này sẽ khó dỡ. Cách khắc phục đó là sử dụng xốp thay cho cốp pha chèn vào vị trí đó. Sau khi đã hoàn thiện đổ bê tông cột, bạn có thể bỏ đi mà không cần phải tháo dỡ nữa.
Với kết cấu có cửa, sẽ phải đổ cho đến khi cửa đổ bịt lại và bạn tiếp tục đổ ở bên trên.
Khắc phục hiện tượng phân tầng khi đổ bê tông
Phân tầng là hiện tượng thường thấy khi đổ bê tông, nhất là đổ bê tông cột.
Thực tế khi thi công, người thọ thường làm hộp cột không có cửa mở ở trên thân, vữa bê tông trút xuống từ trên miệng cột, rơi tự do xuống đất gây ra hiện tượng phân tầng. Các vật liệu như sỏi, đá chìm xuống làm cho chân cột đầy đá, nhưng lại ít vữa xi măng.
Bạn có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách ghép hộp cột, đổ vữa xi măng cát xuống trước (theo tiêu chuẩn tỷ lệ xi măng – cát là ½ hoặc ⅓, lớp dày khoảng 20 – 30cm), sau đó đổ vữa bê tông như bình thường.
Quy trình đổ bê tông dầm sàn tiêu chuẩn
Quá trình đổ
Công trình nhà ở dân dụng, chiều cao của dầm sẽ không quá 50cm nên thợ thi công thường đổ bê tông dầm cùng với bản sàn.
rường hợp chiều cao dầm vượt 80cm thì mới đổ bê tông dầm riêng với bản sàn. Khi đó, người ta sẽ không đổ bê tông thành từng lớp theo chiều dài dầm. Mà sẽ đổ kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, đến khi đạt tới độ cao của dầm rồi mới đổ tiếp.
Khi bê tông toàn khối dầm và bản sàn đã liên kết với cột, đổ cột cách mặt đáy dầm 3-5cm, thì cần ngừng trong việc trong khoảng 1-2h để bê tông có thời gian co ngót mới tiếp tục đổ dầm, bản sàn. Một số ít thợ thi công làm thủ công điều này, và công việc sẽ được tách ra 2 giai đoạn: đổ cột > ghép cốp pha dầm, bản sàn
Quy trình đổ bê tông sàn tiêu chuẩn
Quá trình đổ
Sàn nhà thường có chiều dài 8-10cm, mặt sàn được chia thành từng dải, mỗi dải rộng 1-2m để đổ bê tông. Khi đổ xong 1 dải thì tiến hành đổ dải kế tiếp. Cuối cùng, đổ đến cách dầm chính 1m thì sẽ đổ dầm chính.
Bê tông dầm được đổ đến cách mặt trên của cốp pha sàn từ 5-10cm sẽ tiếp tục để đổ bê tông sàn. Toàn bộ các thao tác đầm, xoa, gạt mặt cần tiến hành ngay lập tức, theo kiểu cuốn chiếu từng khu vực đã đổ được 15 phút.
Một số lưu ý khi đổ
Sàn có cấu tạo gần giống với đầm, tuy nhiên chúng có mặt cắt ngang rộng và chiều dày nhỏ hơn, do đó không cần sử dụng đến cốt thép khung và đai.
Đổ bê tông sàn không có tiêu chuẩn khắt khe về chống nóng, chống thấm. Thế nhưng cũng phải tuân thủ quy trình bảo dưỡng để tránh cho bê tông bị nứt. Cần khống chế độ cao khi đổ bê tông bằng các cữ để tránh cho lãng phí bê tông. Khong cho nước tù lại hai đầu, dọc theo cách học và góc cốp pha.
Tiêu chuẩn mặt sàn đổ bê tông
- Đảm bảo mặt sàn có sức chịu lực tốt, đủ khô, khi sờ tay vào không bị lạnh hay ẩm.
- Khối sàn bằng phẳng, không khấp khểnh hay xô lệch mất thẩm mỹ
- Sàn đảm bảo về độ mịn, độ xốp để tạo ra mặt sàn bám dính, ma sát tốt với nền.
- Mặt sàn có lớp bê tông chống thấm.
Tiêu chuẩn vị trí sàn đổ bê tông với phương tiện vận chuyển
Khối bê tông đổ cần phải ở vị trí thấp hơn so với vị trí của phương tiện vận chuyển bê tông tới. Nghĩa là đường vận chuyển bê tông cao hơn kết cấu công trình.
Quy định chung là đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi tạo thành lớp, tránh để hiện tượng phân tầng xảy ra (bắt đầu từ chỗ xa với vị trí tiếp nhận nhất và lùi dần về với vị trí gần).