BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG LÀ GÌ?
Bảo dưỡng bê tông là quá trình giữ ẩm cho bê tông, đến một giai đoạn cường độ nhất định. Bằng việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông.
MỤC ĐÍCH BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG SAU KHI ĐỔ
Bê tông không bị rạn nứt, thấm về sau. Mục đích cuối cùng là để kéo dài tuổi thọ của công trình.
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ĐƯỢC ĐẢM BẢO
Để không tốn thời gian và tiền của, thì việc bảo dưỡng bê tông đúng kỹ thuật luôn được đặt lên hàng đầu. Điều này giúp cho các chủ đầu tư và kỹ sư tiết kiệm thời gian, tiền bạc . Và uy tín khi xây dựng một công trình có chất lượng.
TÍNH THẨM MỸ CÔNG TRÌNH
Tính thẩm mỹ của công trình được bảo dưỡng không chỉ ở mặt thiết kế nội ngoại thất. Mà còn được người khác đánh giá thông qua những chi tiết nhỏ nhất như việc bảo dưỡng. Cách bảo dưỡng bê tông đúng cách, giúp cho khối bền vững theo thời gian.
NGUYÊN TẮC BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG SAU KHI ĐỔ
Nguyên tắc của bảo dưỡng bê tông sau khi đổ : Bê tông phải được giữ ẩm trong suốt thời gian bảo dưỡng, chống va động để quá trình đóng rắn được đảm bảo.
TRÁNH VA CHẠM VẬT LÝ
Tránh các va chạm vật lý khá đơn giản là giữ cho bê tông luôn đủ ẩm. Bê tông bị khô trong quá trình đông kết sẽ dẫn đến hậu quả bị rỗ, nứt, ảnh hưởng tới toàn bộ công trình. Đặc biệt là bê tông mái phải tiếp xúc chính diện và hoàn toàn với ánh nắng mặt trời.
ĐẢM BẢO MÔI TRƯỜNG LUÔN ẨM
Thực tế, khi bề mặt bên ngoài đã đông cứng. Thì quá trình thủy hóa vẫn diễn ra bên trong lớp bê tông. Nước là một nhân tố không thể thiếu. Và liên tục được sử dụng cho quá trình này. Trong môi trường khô, nước trong bê tông bốc hơi nhanh. Không đủ lượng nước cung cấp cần thiết để giữ quá trình thủy hóa. Cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và gây nứt nẻ.
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG SAU KHI ĐỔ
Theo TCVN 8828:2011 do nhà nước Việt Nam quy định về yêu cầu bảo dưỡng bê tông sau khi đổ như sau:
Bắt buộc phải để nguyên cốp pha tại chỗ. Mục đích để hạn chế mất nước và biến dạng bê tông.
GIAI ĐOẠN ĐẦU
Phải đảm bảo bê tông không bị bốc hơi nước dưới tác động của các yếu tố khí hậu (như nắng, gió, nhiệt độ và độ ẩm không khí). Đồng thời không để lực cơ học tác động lên bề mặt bê tông. Cụ thể như sau:
– Cần phủ ngay bề mặt hở bằng các vật liệu đã được làm ẩm (nilon, bạt hay chất tạo màng ngăn nước bốc hơi…). Lúc này không tác động lực cơ học và không tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông để tránh bi hư hại bề mặt bê tông.
– Phải theo dõi để đảm bảo hạn chế bê tông bị mất nước, tránh nứt mặt bê tông.
GIAI ĐOẠN TIẾP THEO
Cần tưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông cho tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng. Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào khí hậu của từng vùng địa lý, cụ thể như sau
– Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng. Để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ. Nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm. Khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần. Những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần.
– Từ 14 đến 18 ngày phải ưới ít nhất 3 lần mỗi ngày đêm . Công việc bảo dưỡng phải duy trì điều đặn trong vòng một tuần lễ sau ngày đổ bê tông. Tùy thuộc vào thời tiết.
BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG MÓNG
Đối với bê tông móng và các phần ngầm cần được tưới nước thường xuyên cho đến khi lấp đất. Sau khi lấp đất cần một lượng nước vừa đủ để bảo dưỡng tiếp.
– Trong mùa hè nắng gắt, có thể ngâm nước để bảo dưỡng bê tông móng.
BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG CỘT
– Giữ nguyên cốp pha cho đến khi bê tông đã đạt chuẩn. Để hạn chế sự co giãn của bê tông dẫn đến sai lệch thông số cột.
– Do bê tông cột dầm tiếp xúc mọi phía với môi trường, nên dùng vật liệu che chắn để hạn chế tối đa sự thoát nước của bê tông.
– Phải được tưới nước thường xuyên trong quá trình bảo dưỡng. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông.
BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG DẦM, SÀN, MÁI
Khi đổ bê tông sàn, mái có mặt phẳng thuận lợi. Có thể xây hàng gạch be bờ để ngâm nước xi măng .
Trong tuần đầu, cần tưới nước liên tục lên bề mặt bê tông. Không để mưa rơi trực tiếp làm rỗ mặt bê tông( 2 ngày đầu) .Trong 3 ngày đầu, không được đi lại hay để bật liêu trên sàn bê tông mới đổ .
– Bê tông bắt đầu ninh kết, phủ lên mặt bê tông một lớp cát vàng xây dựng., rơm rạ hoặc bèo tây… Nên dùng giấy (vỏ bao xi măng ) hoặc dùng màng polyethylene che phủ bề mặt để giữ ẩm. Dùng băng dính để dán ở những chỗ nối. Tưới nước thường xuyên.
Ngoài ra, trên thị trường còn cung cấp 1 số loại hóa chất để bảo dưỡng bê tông sau khi đổ như Antisol…
THỜI GIAN DỠ CỐP PHA
Chỉ được tháo cốp pha khi cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu để ổn định kết cấu. Thông thường người ta thường coi thời điểm từ 3-4 tuần sai khi đổ ( 20 độ C – 30 độ C ) là đủ để dỡ cốp pha. Nhưng nếu có điều kiện càng để lâu càng tốt .
Trường hợp bắt buộc phải dỡ cốp pha sớm. Nên tiếp tục chống đỡ các cấu kiện như sàn, dầm và dầm cái bằng chống gỗ hoặc kim loại .
THỜI GIAN THÁO DỠ CỐP PHA MÓNG
Bê tông móng là cấu kiện được đặt trực tiếp lên lớp nền cứng. Bê tông móng chỉ chịu lực bản thân và xô ngang của thành. Nên chỉ cần bê tông đạt độ tinh kết nhất định sau 1-2 ngày là có thể tháo cốp pha.
THỜI GIAN THÁO DỠ CỐP PHA CỘT
Về cơ bản thì cốp pha móng nên cốp pha cột cũng được tháo dỡ sau 1-2 ngày. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
THỜI GIAN THÁO DỠ CỐP PHA DẦM SÀN
Tháo dỡ cốp pha dầm sàn : Sau 7-10 ngày, tháo dỡ điểm các cột chống, không nên tháo toàn bộ. Vì trên sàn ngoài chịu tải trọng bản thân, nó còn chịu tải trọng thao tác thi công.
Với cốp pha mái có thể 3- 4 tuần.
Bên chúng tôi chuyên cung cấp bê tông tươi tại TP Vĩnh Yên, huyện Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Yên Lạc, Lập Thạch, Vĩnh Tường, TP Phúc Yên v.v với bề dày kinh nghiệp hoạt động cùng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật tuổi trẻ đầy năng động và chuyên nghiệp sẽ mang lại cho quý khách hàng những giá trị vượt trội về chất lượng và dịch vụ tốt nhất.