Bê tông tươi được xem là một giải pháp thay thế cho loại vật liệu tự trộn, bởi tính nhanh gọn, tiện dụng thi công và với giá thành hợp lý. Tuy nhiên khi đổ loại hỗn hợp này cũng cần phải tiến hành đảm bảo đúng quy trình. Loại hỗn hợp này có thể làm việc ở nhiều trạng thái khác nhau như chịu kéo, chịu uốn, chịu trượt… nhưng khả năng làm việc tốt nhất của chúng chính là chịu kéo. Trong bài viết hôm nay công ty cổ phần kỹ nghệ Bê Tông Việt Nhật muốn giới thiệu với bạn về một số lưu ý khi đổ bê tông tươi trong các công trình xây dựng.
Lưu ý đổ bê tông tươi trên bề mặt bê tông cũ
Việc đổ hỗn hợp mới thì không có gì phải băn khoăn bởi chỉ cần chú ý một chút là có thể tiến hành được. Tuy nhiên trong xây dựng thì ngoài đổ mới từ đầu chúng ta còn phải tiến hành đổ kế tiếp trên bề mặt bê tông cũ như tại các vị trí chân cột, nối sàn hoặc dầm ở vị trí nối với cột. Vậy làm cách nào để chúng có độ bám dính tốt nhất, làm cách nào để hạn chế tối đa hiện tượng thấm ở các vị trí giáp lai. Đầu tiên để đảm bảo quá trình đổ tiến hành đảm bảo nhất các bạn nên làm sạch bề mặt của lớp bê tông cũ. Các bạn có thể dùng đục để tẩy lớp vữa nhám trên bề mặt gần cốt thép do không được đầm kỹ nên không gắn chắc thành khối. Nếu có lớp vữa trên bề mặt bong ra thì các bạn cần cạo sạch bỏ đi. Sau đó phun nước để làm trôi đi các mảnh vụn, bụi xi măng. Tiếp theo dùng nước xi măng loãi tưới lên toàn bộ các chân cột. Nước xi măng có tác dụng là lớp bám dính và che phủ các chỗ lộ đá nhiều, lúc này mới tiến hành đưa hộp cốp pha vào vị trí để tiếp tục quá trình đổ bê tông tươi.
Lưu ý Vị trí đổ bê tông tươi
Do là hỗn hợp chưa đông đặc nên vữa bê tông có khuynh hướng chảy ra xung quanh khu vực cào để trở lại cốt liệu đá, cát, do đó càng đổ gần vị trí thực tế của nó càng tốt để tránh sự phân tầng. Không được để thợ thi công đổ cụm bê tông lại một chỗ rồi dùng xẻng cào rộng. Cách tốt nhất là đổ bê tông từng lớp theo phương ngang, mỗi lớp được đầm nện kỹ lưỡng trước khi đổ lớp trên lên. Nếu hộp cốp pha hẹp và nhiều cốt thếp cần đổ các lớp mỏng, các lớp phải được đổ liên tục trước khi lớp dưới bắt đầu đông cứng.
Khi nào cần trộn lại bê tông tươi
Hỗn hợp sẽ đông cứng sau khoảng từ 2 đến 3 giờ. Nếu vì một lý do nào đó vữa bê tông chưa được đổ vào vị trí cần đổ thì cần trộn lại để đảm bảo cho hỗn hợp có đổ dẻo. Tuy nhiên lúc này không được thêm nước vào dù có thể đã bị thất thoát một phần nước. Vữa bê tông thiếu nước thao tác kém linh hoạt hơn nhưng chất lượng không bị giảm. Còn nếu các bạn cho thêm nước vào trộn lại, lượng nước thừa làm vữa betong bị nhão và sẽ làm giảm cường độ chịu lực của chúng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Đảm bảo an toàn khi thi công đổ bê tông tươi
Đổ móng là một trong những khâu quan trọng nhất của công trình, khi đổ móng cần kiểm tra xem hố móng có được chống đỡ chắc chắn không, nếu thấy hiện tượng sắp sụt lở thì phải chữa lại trước khi tiến hành đổ bê tông thương phẩm
Lưu khi thi công không được ngồi trên hai mép cốp pha để đổ, phải đứng khi đầm. Cần hạn chế người qua lại phía dưới giáo. Trong quá trình đổ cần kiểm tra thường xuyên và hạn chế sai sót.
Công ty cổ phần kỹ nghệ Bê Tông Việt Nhật hi vọng rằng với những chia sẻ ở trên của chúng tôi sẽ giúp các bạn hạn chế được các hiện tượng thấm nứt trong các công trình xây dựng. Vì công trình chất lượng hãy chú ý mọi thao tác thi công.