Vì sao phải sửa chữa gia cố móng nâng tầng
Nhiều ngôi nhà sau một thời gian sử dụng do được xây dựng với chất lượng chưa tốt bị xuống cấp nứt, thấm dột gây mốc tường. Cộng thêm sự bất cập trong cách bố trí đồ nội thất, không gian, ánh sáng đòi hỏi cần phải sửa chữa lại. Ngoài ra cũng có thể do nhu cầu sử dụng cần diện tích nhiều hơn so với trước đây nên cần phải tiến hành nâng tầng sửa chữa lại nhà.
Việc sửa chữa và cải tại nhà cũ có thể tiết kiệm được 1/3 chi phí đầu tư so với một ngôi nhà mới. Vì chúng ta có thể tận dụng được toàn bộ phần móng, phần tường bao che công trình và sàn các tầng.
Đây chính là lí do vì sao phải sửa chữa gia cố móng nâng tầng.
Tuy nhiên để sử dụng được thì chúng ta cũng cần phải cải tạo chúng và công cuộc cải tạo này cũng gây ra khống ít khó khăn bởi những hạn chế do cấu trúc cố định của ngôi nhà cũ.
Hướng dẫn sửa chữa gia cố móng nâng tầng
Để có thể sửa chữa và gia cố móng khi nâng tầng được tốt thì các bạn cân tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Khảo sát hệ móng, dầm, cột hiện trạng công trình
Bước 2: Dựa vào hệ kết cấu hiện trạng đưa ra phương án cải tạo nhằm đạt được các không gian trong nhà hợp lý, thuận tiện đáp ứng các tiêu chuẩn về ánh sáng và thông gió đồng thời phù hợp với hệ kết cấu cũ.
Trong bước này ta cũng có thể đưa phương án gia cố một số vị trí móng nhằm cấy thêm cột để thay đổi một phần hệ kết cấu chịu lực nhằm đạt được những không gian trong nhà như mong muốn cũng như thay đổi hình thức kiến trúc bên ngôi nhà.
Bước 3: Xử lý các hiện tượng xấu của nhà cũ như chân tường thấm ngược gây mốc, võng sàn, nứt tường , nứt cổ trần, cấy dầm và sàn mới.
Cách tiến hành sửa chữa gia cố móng nâng tầng
Gia cố Móng: Trong trường hợp móng cũ không đảm bảo, cần gia cố thì có một số cách để gia cố móng. Thường thì chúng ta nên tăng tiết diện móng để tăng khả năng chịu lực.
Cách thức tiến hành: Đào móng rộng hơn hiện hữu, khoan cấy sắt thép có tiết diện lớn hơn vào đế móng rồi đổ bê tông mới với tiết diện và chu vi lớn hơn móng cũ. Đây là với móng đơn.
Với móng băng thì các bạn cũng làm tương tự bao gồm cả gia cố băng chìm và gia cố băng nổi. Tiếp theo là công đoạn gia cố cột hiện hữu.
Gia cố cột: Căn cứ vào bạn định nâng bao nhiêu tầng và hiện trạng thực tế mà có phương án thi công gia cố cột thích hợp.
Đầu tiên: cần đục đi lớp hồ bên ngoài, làm sạch lớp bê tông cũ. Khoan cấy thép và đai thép, nếu cột lớn thì đổ bê tông thông thường.
Các bạn lưu ý là cần có phụ gia liên kết bê tông mới và cũ.
Chúng tôi hi vọng rằng với những chia sẻ ở trên của chúng tôi các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để tiến hành thi công sửa chữa nhà khi cần nâng tầng cao hơn để tăng diện tích sử dụng